Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) là ngôi thiền viện theo hệ phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên của miền Tây Nam bộ, chỉ mới được khởi công xây dựng từ năm 2012 và làm lễ khánh thành ngày 22/11/2015. Cổng chính thiền viện trong ngày khánh thành. Ảnh: Báo Giác ngộ online. Khu vực nơi thiền viện tọa lạc thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp ranh với Long An, thuộc vùng đất Đồng Tháp Mười, ngày xưa là bối cảnh quay bộ phim Cánh đồng hoang. Đây là vùng đất thấp, ngập nước. Từ TPHCM, để đến thiền viện có thể đi theo quốc lộ 1A, đến Tân An (Long An) thì rẽ phải theo QL 62 đi khoảng 20 km rồi rẽ trái theo tỉnh lộ 867, đến đường Tràm Mù, thấy bảng chỉ đường đến Thiền viện. Đường Tràm Mù được gọi theo tên này vì hai bên đường có nhiều tràm và thường có sương mù buổi sớm. Đường Tràm Mù đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác Còn nếu đi từ Mỹ Tho thi theo hướng QL 1A, cách Ngã Ba Trung Lương khoảng 10 km rẽ phải theo TL 867 khoảng hơn 20 km rồi theo đường Tràm Mù để đến Thiền viện.
Ngay trước cổng thiền viện vẫn còn một vùng trũng còn được chừa lại để làm cảnh quan tự nhiên Mặc dù được khánh thành từ tháng 11/2015, nhưng tại thời điểm đó Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác cũng chỉ mới hoàn thành các hạng mục chính, bao gồm: chánh điện, nhà Tổ, gác trống, lầu chuông, cổng tam quan và khu thiền thất chư Tăng. Khi tôi đến viếng vào tháng 4/2017, vẫn còn nhiều công trình đang thực hiện. Từ bên ngoài nhìn vào Từ bên trong cổng tam quan nhìn ra Ngôi chánh điện Lầu chuông Gác trống Tượng Phật Thích Ca ở chánh điện, bên phải là tượng Phổ Hiền Bồ Tát (cỡi voi), bên trái là Văn Thù Bồ Tát (cỡi sư tử). Tượng Phổ Hiền Bồ Tát Tượng thờ Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và Trúc Lâm tam tổ ở bên phải chánh điện Bên ngoài ngôi chánh điện Điện Phật hoàng đã xây xong ... nhưng bên trong vẫn còn đang dang dở. Một gốc cổ thụ trong khuôn viên chùa Những hạng mục đang được thực hiện Kiến trúc của ngôi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác theo phong cách chung của các ngôi Thiền viện Trúc Lâm khác (như TV Trúc Lâm Đà Lạt): cao rộng, thoáng, không bố trí quá nhiều tượng thần tiên. Đặc biệt, theo phong cách của các ngôi thiền viện Trúc Lâm được xây dựng sau này, tất cả các chữ dùng trong chùa đều là tiếng Việt (chữ quốc ngữ) chứ hoàn toàn không dùng chữ Hán nữa, từ bảng tên đến hoành phi, câu đối... Ta có thể thấy rõ điều này qua các ảnh trên. Xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước - nơi thiền viện tọa lạc - vốn là một xã nghèo, đất nhiễm phèn nên khó canh tác, nơi đây chủ yếu trồng khóm, gần đây trồng thêm thanh long. Đi trên đường 867 ngắm những cánh đồng khóm bên đường cũng rất thú vị. Cánh đồng khóm Tiền Giang đang có chủ trương triển khai dự án mở rộng Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, khi ấy Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nằm ngay cạnh khu bảo tồn này sẽ là điểm nhấn thu hút khách viếng chùa tham quan khu bảo tồn, kết hợp du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Phạm Hoài Nhân |
Chùa Việt Nam > Tiền Giang >