Diện tích: 4.859,4 km²
Dân số: 296,5 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Kạn
Các huyện: Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông, Pác Nặm.
Dân tộc: (Kinh), Tày, H'Mông, Dao...
Điểm đếnDu ký | Chùa (Xưa và nay)Chùa (thông tin du lịch) |
Điều kiện tự nhiên
Bắc
Kạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du, phía bắc giáp Cao Bằng, phía
đông nam giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái
Nguyên. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông
ngòi dày đặc.
Khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25oC
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Bắc
Kạn có tiềm năng khoáng sản đa dạng và tiềm năng về rừng, đặc biệt là
các khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật rất phong phú. Thế
mạnh kinh tế là lâm nghiệp và khoáng sản (chủ yếu là than ở Ngân Sơn).
Bắc Kạn là tỉnh được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh thơ mộng, hữu tình với tiềm năng để khai thác du lịch rất lớn. Trong đó hồ Ba Bể tập trung nhiều thế mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, cảnh quan. Ba Bể đang trở thành một trung tâm du lịch của vùng trung du và miền núi phía bắc.
Dân tộc, tôn giáo
Bắc Kạn là một tỉnh có truyền thống cách mạng. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn là một cái nôi của cách mạng Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều di tích cách mạng đã được Bộ Văn hoá công nhận. Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, vì vậy nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái, nhiều lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau tết Nguyên Đán với những trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc.
Giao thông
Giao thông chủ yếu là đường bộ. Thị xã Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 160km. Quốc lộ 3 từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Bắc Kạn tới Cao Bằng.
Thông tin tổng quan trích từ website của Tổng cục Du lịch (http://www.vietnamtourism.com)