Phạm Hoài Nhân viết...
Hạt đậu và ước mơ của người nghệ sĩ
Nhiều năm liền, nền phim hoạt hình của điện ảnh Pháp tỏ ra lép vế trước phim hoạt hình Mỹ. Năm 1998, phim hoạt hình 2D Kirikou & bà phù thủy xuất hiện tại Pháp đã chinh phục khán giả của đất nước này. 8 năm sau, trước áp lực và tình yêu của công chúng dành cho Kirikou, Kirikou 2 (Kirikou và bầy mãnh thú) ra đời tiếp tục thành công vang dội. Nhân vật cậu bé châu Phi Kirikou đã làm hồi sinh nền phim hoạt hình Pháp. Điều bất ngờ thú vị là bộ phim Kirikou 2 đã được thực hiện tại Việt Nam với hầu hết nghệ sĩ là các họa sĩ người Việt, thông qua một công ty của Pháp là Armada (trụ sở tại TPHCM). Ông Olivier Reynal, giám sát sản xuất bộ phim, đã nhận xét về ê kíp sản xuất người Việt này như sau: Hơn 60 nghệ sĩ nước các bạn đã làm việc say mê để góp phần mang lại thành công cho bộ phim. Chúng tôi chỉ có thể nói họ là một tập thể gắn kết, chịu khó, học hỏi và tiếp thu những kỹ thuật rất nhanh. Ở Pháp hiện nay khó có một êkíp đầy đủ, toàn diện như vậy. Đậu Lém Phiêu lưu ký là chương trình được thiết kế dưới dạng trò chơi, hay có thể gọi là một phim hoạt hình có tương tác giúp trẻ em cấp 1 học toán. Tôi bắt gặp tên Nguyễn Phương Hoa và Nguyễn Hoàng Huy trong danh sách họa sĩ của phần mềm này. Tôi tìm đến Phương Hoa để hiểu thêm về mối liên quan giữa những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Pháp và phần mềm hoạt hình – giáo dục cho trẻ em Việt Nam, dưới đôi tay của người họa sĩ Việt. Hiện nay Phương Hoa vẫn đang làm việc tại Armada Việt Nam, chị đang cùng ê kíp ở đây thực hiện loạt phim hoạt hình Oggy (series phim hoạt hình thiếu nhi rất nổi tiếng về chú mèo béo Oggy và lũ gián, thu hút rất đông khán giả nhí trên toàn thế giới, được chiếu trên kênh Disney). Làm việc đúng chuyên môn, trong một tập thể tốt, thiết bị hiện đại, sản phẩm làm ra ngang tầm thế giới và được đánh giá cao, thu nhập xứng đáng – có lẽ bạn cũng đoán được là Phương Hoa hài lòng với công việc hiện tại. Phương Hoa cũng xác nhận với tôi như vậy, và tôi đặt câu hỏi:
Thoáng chút bẽn lẽn, Phương Hoa tâm sự: Đậu Lém là công trình tâm huyết ấp ủ rất lâu không chỉ của Hoa mà của cả tập thể anh à. Với mong muốn tạo ra một phần mềm giáo dục cho học sinh cấp 1 đạt được sự hấp dẫn với trẻ thơ, nhóm Phạm Thùy Nhân đã chăm chút từ kịch bản đến hình ảnh, lồng tiếng. Bản thân Hoa là người tạo hình ra nhân vật chính Đậu Lém. Chú bé Đậu Lém như đứa con mình sinh ra, nay lại đem cho người khác nuôi, bảo sao không... khóc, hả anh? Cuối cùng thì nước mắt của phụ nữ - Người Mẹ đã thắng, bà mẹ Phương Hoa đã được chăm nom cho đứa con Đậu Lém của mình trong suốt cuộc phiêu lưu của cậu bé. Tôi hỏi Phương Hoa tại sao là Đậu Lém mà không là cái gì khác, và quá trình tạo hình Đậu Lém như thế nào. Họa sĩ Nguyễn Phương Hoa bên bàn làm việc Khi quyết định biên soạn một phần mềm học toán cho học sinh cấp 1, vấn đề quan trọng là xây dựng nhân vật. Nhân vật hoạt hình thì thế giới có nhiều. Như ở Armanda có chú bé Kirikou, mèo Oggy, Walt Disney có mèo Tom, chuột Jerry, hoặc Mickey, Donald... , các phim hoạt hình khác thì có thỏ, cáo... Sau nhiều lần bàn luận, với sự đề nghị của Hoa, nhóm đã chọn hạt đậu phộng. Đậu thì có nhiều loại đậu như đậu xanh, đậu nành anh ạ, nhưng hạt đậu phộng có lớp vỏ ở ngoài như chiếc áo giáp, cơi lên trên thành chiếc nón lá, rất thú vị. Lém là tên của hạt đậu, chú bé đậu phộng lém lỉnh, gọi tắt là Đậu Lém. Để tạo hình Đậu Lém, Hoa đã mua 2 lon đậu phộng, bóc vỏ từng “chú” ra ngắm nghía để hình dung ra nên nhân cách hóa như thế nào cho dễ thương. Bóc vỏ và ngắm xong thì... ăn. Phải đầy một bụng đậu phộng mới ra được Đậu Lém đó. Các nhân vật trong Đậu Lém phiêu lưu ký Tôi cười: May quá! Nhân vật chính là hạt đậu phộng chứ nếu là hạt tiêu thì chắc... Còn các nhân vật khác thì sao? Mình sáng tạo ra hay mượn từ các bộ phim hoạt hình khác?
Tôi hỏi: Tại sao công việc tại Armanda đang tốt và chiếm nhiều thời gian như vậy Hoa lại còn bỏ công sức ra làm Đậu Lém? Cảm xúc khi hoàn thành một sản phẩm cho Pháp và một sản phẩm cho trẻ em Việt Nam khác nhau ra sao? Cảm xúc khác nhau nhiều anh ạ. Khi làm xong một bộ phim hoạt hình cho Pháp mình cảm thấy hãnh diện, vì khả năng của người Việt đủ vươn tới tầm cao thế giới, sản phẩm mình làm ra được cả thế giới thưởng thức. Tuy nhiên đó là mình làm gia công, kịch bản, đạo diễn, v.v... là của người ta, và sản phẩm ấy không phải của người Việt, làm ra cho trẻ em Việt. Còn khi làm ra sản phẩm cho trẻ em Việt Nam thì hạnh phúc lắm anh ạ. Bàn tay, khối óc của người Việt làm ra sản phẩm Việt, cho trẻ em Việt sử dụng. Vui nào hơn? Hoa kể chuyện này cho anh nghe nhé: Có một chú bé mới 3 tuổi thôi nhưng đã tập tành chơi Đậu Lém rồi. Một hôm, chú bé thấy bà bán đậu phộng đội thúng đi bán, bé reo lên với mẹ: A, Đậu Lém kìa mẹ! Nhân vật do mình tạo nên đã đi vào lòng bé thơ, thích lắm anh ạ. Tôi hỏi: Nếu bây giờ cho đánh đổi, thay vì làm phim hoạt hình cho một công ty nước ngoài như hiện nay với việc làm toàn thời gian cho một công ty phần mềm Việt Nam thì Hoa chọn cái nào? Phương Hoa trầm ngâm suy nghĩ một lúc lâu rồi nói:
Vậy mong ước của Phương Hoa bây giờ là gì?
Phụ nữ thường mau nước mắt. Buồn khóc, vui cũng khóc. Mùa Xuân đến, tôi chúc Phương Hoa sẽ... khóc. Không phải khóc vì... không được vẽ Đậu Lém, mà khóc vì sung sướng khi thấy các bé say mê chú Đậu Lém của mình, học giỏi hơn nhờ dùng phần mềm học toán Đậu Lém phiêu lưu ký. Các bạn có chúc giống tôi không? Phạm Hoài Nhân Báo eChip Xuân 2012 |
Phan văn Bảy - 3D
Phan văn Bảy sinh năm 1970, nhỏ hơn cậu em Phạm Thùy Nhân của Hai Ẩu 1 tuổi, nhỏ hơn Hai Ẩu đến 11 tuổi. Thế nhưng xét về trọng lượng, thì chắc 2 anh em Hai Ẩu cộng lại mới bằng trọng lượng của anh ta! ![]() Bảy từ Bình Thạnh phóng xe lên Biên Hòa thăm anh em Hai Ẩu. Ba anh em (gồm 2 người tí hon và 1 người khổng lồ) ngồi uống cafe bên bờ sông Đồng Nai. ![]() Sáu (Phạm Thùy Nhân) Đất Biên Hòa không xa lạ gì với Bảy vì ngày xưa anh đã học tại trường Mỹ thuật Đồng Nai mấy năm trời. Sinh ra ở Mộc Châu - Sơn La, rồi vào Nam sống ở Đà Lạt, sau đó chuyển qua Nha Trang. Năm 1988 Bảy đậu vào khoa Vật lý trường Đại học Đà Lạt, thế nhưng anh không học đại học mà lại mò vô tận Biên Hòa học trung cấp mỹ thuật, chỉ vì thích vẽ! Thuở đi học hàn vi ấy, Bảy đã cùng Dương Quốc Định (là nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định hiện giờ rất nổi tiếng đấy!) đi vẽ áo dài để kiếm sống. Thế rồi mấy năm sau, Bảy tiếp tục theo học tại Đại học Mỹ thuật TPHCM, khoa hội họa. ![]() Hai (Ẩu) và Bảy Hai Ẩu hỏi:
![]()
Phan văn Bảy 090.8851825 phvanbay@gmail.com ![]() Sông Đồng Nai |
Kẻ đợi chờ
Tôi biết cậu ta đang thực hiện trách nhiệm của mình là phục vụ khách hàng cho tốt. Cậu ta phải quan sát một cách khéo léo, sao cho khách hàng không có cảm giác là mình đang bị theo dõi, nhưng vẫn có thể đoán được kịp lúc và chính xác khách đang cần gì. Khi nào thì cần dọn bát đĩa cho khách, khi nào khách cần thức uống, hoặc bất cứ nhu cầu nào khác thì cậu ta sẽ có mặt ngay tại bàn để phục vụ mà không đợi khách phải gọi. Đó chính là chất lượng dịch vụ, là sự phục vụ. Nếu dịch vụ - sự phục vụ ở bệnh viện là làm cho người ta hết khổ (hết bệnh), thì dịch vụ - sự phục vụ ở khách sạn – nhà hàng là làm cho người ta sướng. Suy ra rằng, nếu đã có bệnh viện máy tính để chữa bệnh cho máy tính thì cũng nên có resort máy tính để làm cho máy tính... sướng. Dĩ nhiên là không phải mang máy tính đi... tắm biển, hoặc đi đổi gió ở Đà Lạt mà là bảo trì máy tính và hệ thống mạng (kiểm tra, hiệu chỉnh máy tính để được vận hành tốt khi máy tính chưa hư, để máy hoạt động ổn định hiệu quả hơn), cung cấp phụ liệu (mực in, giấy in...) kịp thời, đúng chủng loại và tận nơi khi khách hàng cần đến (mà không cần khách phải gọi, và không cần khách phải giải thích chủng loại mực, giấy...) và vô số dịch vụ cần thiết khác để người sử dụng hệ thống máy tính luôn cảm thấy thoải mái, an tâm trong công việc. Và dĩ nhiên, vấn đề chính là chất lượng phục vụ phù hợp với đối tượng, chứ không phải chỉ là hình thức (mặc áo blouse cho giống bác sĩ, mặc áo bồi bàn cho giống ở nhà hàng...). Tôi đang miên man suy nghĩ thì cậu phục vụ đã đến bên cạnh, hỏi: Anh dùng trà hay cà phê ạ? Tôi xin một tách cà phê. Cậu ta lịch sự rót cho tôi một tách cà phê. Cậu ngần ngừ chưa muốn đi, dường như muốn hỏi thêm gì đó. Tôi giương mắt nhìn, cậu ta rụt rè hỏi: Đoàn mình là của Công ty Intel, chuyên về máy tính phải không ạ? Tôi gật đầu. Cậu ta mạnh dạn bắt chuyện: Em tốt nghiệp kỹ thuật viên máy tính, trước đây cũng làm việc trong ngành này ạ. Em thích lĩnh vực máy tính lắm. Tôi cảm thấy thú vị và trò chuyện với cậu hồi lâu. Tôi không hiểu vì lý do gì đang làm việc trong ngành máy tính, cậu ta lại chuyển thành người phục vụ bàn. Vì luơng kỹ thuật viên máy tính thấp hơn... lương phục vụ bàn ở một resort cao cấp? Vì cậu ta không đủ năng lực theo nghề? Hay vì lý do nào khác? Cho dù là lý do nào đi nữa, tôi tin là với niềm đam mê tin học sẽ có một ngày cậu phục vụ bàn này trở lại với ngành máy tính. Và lúc bấy giờ những kinh nghiệm mà cậu ta có được trong thời gian làm việc ở đây sẽ rất hữu ích cho người kỹ thuật viên máy tính. Đó là sự quan tâm đến khách hàng một cách chu đáo và khéo léo. Như tên gọi tiếng Anh của người bồi bàn là waiter – kẻ đợi chờ, tin rằng cậu sẽ chờ đợi được đến một ngày làm một người kỹ thuật viên máy tính tốt nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng. ___ Hai Ẩu (eChip - tháng 11/2007) |
Ai tổ chức events?
Anh và tôi cùng dự một event về công nghệ thông tin tại Cần Thơ, ở đó tôi có một bài phát biểu ngắn, còn anh là giám đốc một công ty máy tính lớn tại TPHCM. Buổi sáng hôm sau, từ Cần Thơ chúng tôi sang Long Xuyên theo lời mời của một người bạn - đối tác kinh doanh. Anh đề nghị tôi cho xe qua Tri Tôn để anh thăm nhà, và thăm mộ thân sinh nhân dịp tiết thanh minh. Tri Tôn là một huyện nghèo của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt - Miên. Ấp Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn là nơi đã từng xảy ra một vụ thảm sát kinh hoàng vào đêm 18/4/1978. Theo ghi nhận, ngày đó Khmer đỏ đã tàn sát 3.157 người dân của ấp. Anh dắt tôi đến Nhà mồ Ba Chúc, nơi trưng bày hàng ngàn đầu lâu của những người dân vô tội đã bị thảm sát trong sự kiện này. Anh bùi ngùi nói với tôi rằng trong vô số sọ người này có đầu của cha mẹ và người thân của anh. Tôi lạnh toát cả người. Hỏi vì sao anh có thể thoát chết trong vụ thảm sát, anh kể rằng lúc ấy anh đang đi học ở Long Xuyên, lúc được trở về Ba Chúc thì tất cả còn lại chỉ là sự kinh hoàng, thảm khốc. Anh mồ côi từ đó. Trong hoàn cảnh côi cút ấy, anh quyết tâm học tập, tốt nghiệp đại học. Anh làm kế toán trưởng cho một công ty liên doanh ô tô vào loại lớn nhất nước. Sau đó anh làm đại diện cho một công ty tin học lớn của Việt Nam tại Hồng Kông. Và bây giờ, anh đang làm giám đốc một công ty máy tính lớn ở TPHCM. Anh dắt tôi đến chùa Phi Lai. Ngôi chùa mà theo lời anh kể, khi thảm sát xảy ra người dân đã trốn chạy vào đấy để tìm sự an lành, và cũng ở đó họ đã bị xả súng vào người, xác chết la liệt dưới bàn thờ Phật. Mấy ngày sau, máu còn ngập sân chùa lên cả tấc. Anh mời tôi trò chuyện với sư trụ trì chùa. Ở đây không phải chùa Phật, mà là chùa của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do Đức Bổn sư Ngô Lợi sáng lập. Tứ Ân Hiếu Nghĩa lấy bốn ân làm trọng là ân cha mẹ tổ tiên, ân đất nước, ân đồng bào, ân tam bảo. Người theo đạo đi chân trần, mặc áo đen, tóc búi. Tôi ngờ ngợ một điều, hỏi anh: Anh theo đạo Phật, Công giáo hay…? Anh trả lời: Anh đoán đúng, tôi không phải tín đồ Phật giáo hay Công giáo. Đạo của tôi chính là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Mỗi tối tôi vẫn tụng kinh riêng của Đạo. Thật bất ngờ, nếu không có dịp đi cùng anh về Ba Chúc tôi sẽ không thể biết được vị giám đốc sang trọng này đây, người đã từng làm việc với nước ngoài này đây lại có một tuổi thơ bi thảm đến thế, và là một người theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa! Bất ngờ hơn nữa khi tôi cùng về đến nhà anh. Khu nhà của họ hàng anh, những người còn sống sót sau vụ thảm sát, nằm dưới chân núi Tượng. Đường nhỏ quanh co khó đi, xe hơi không thể vào. Người dân lam lũ, chất phác. Tôi cùng anh thắp hương trên những nấm mồ tổ tiên của anh trong nghĩa trang lặng vắng. Tôi bấm điện thoại liên lạc với đối tác ở Long Xuyên để báo rằng sẽ đến trễ vì bận việc. Vô phương, điện thoại không có sóng! Công ty máy tính của anh hoạt động được mấy năm thì suy sụp. Anh giải thể công ty, thành lập lại một công ty nhỏ hơn để tiếp tục hoạt động. Và rồi lại tiếp tục thất bại. Anh đóng cửa công ty, đi thật xa, thật xa, tìm một công việc làm ăn khác. Theo như tôi biết, anh vẫn đang rơi vào những thất bại. Thật đáng buồn. Anh ạ, Từ trong những bi thảm khốn cùng của cuộc sống, anh đã vươn lên để đạt đến những thành công. Từ vinh quang của những thành công, sự nghiệt ngã của thương trường lại vùi anh xuống bùn đen. Cuộc đời là tang thương dâu bể. Hàng ngày ta đọc qua những trang báo, ta thấy nào là sự kiện, nào là PR, marketing; ta thấy những con số hiệu quả kinh doanh, những dự án quy mô. Đằng sau những event, những con số có những điều mà hiếm khi ta thấy được, đó là Số phận của những con người! Công ty tổ chức sự kiện nào có thể tổ chức được những biến cố xảy ra trong đời mỗi con người nhỉ? ____ (Viết để nhớ về một người bạn, anh NVN) |
Đêm Đà Lạt
Tôi mệt, buồn, chán, lo... 9 giờ sáng, NDT gọi điện cho tôi:
10 giờ sáng, tôi ngồi trên chiếc Suzuki 7 chỗ của NDT đi Đà Lạt. Hai người trên một chiếc xe trên đoạn đường gần 300 cây số. NDT lái xe, tôi ngồi bên cạnh, nói nhảm, và... ngủ! Tôi gọi điện cho TĐT:
--- T là một nhà báo, nhà nhiếp ảnh, làm việc cho một tờ báo lớn tại TPHCM, nhưng lại... không chịu ở Sài Gòn, mà chỉ thích ở Đà Lạt. Trong anh có một tí tẹo chất kinh doanh, kha khá chất kỹ thuật, nhưng lấn át hơn cả là chất lãng mạn nghệ thuật. Đang bị stress như tôi, mà bứt được mình ra khỏi thành phố, mà hàn huyên với một người bạn thân như thế ở Đà Lạt sương mờ thì hình như hơi bị... sướng! --- Tối, T đến đón tôi tại khách sạn. Trời Đà Lạt lạnh căm căm. T ăn mặc đúng kiểu người Đà Lạt, áo lạnh, khăn quàng cổ. Còn tôi, phong phanh áo sơ mi.
Khuya, anh chở tôi về. Tôi ngồi sau xe anh, run lập cập.
--- Đêm hôm sau, T lại đến đưa tôi đi uống cà phê. Quán đẹp, lịch sự, ở đồi cao bên bờ hồ, nhưng hơi vắng khách. Anh nói:
Tôi nhìn theo hướng T chỉ. Cái cây, có... nhiều cái cây, không biết anh đang chỉ cái nào. Cái hồ, có... một cái hồ, nhưng cái cảnh hồ Xuân Hương này thì có đến cả ngàn bức ảnh do vô số người chụp ở đủ góc nhìn. Chẳng hiểu anh đang định chụp cái gì mới lạ mà phải chọn "chỗ này, góc này, giờ này". Uống cà phê một lúc, anh cầm máy ảnh bước ra, loay hoay bấm máy. Tôi nhìn theo, là khách, nên hướng nhìn này tôi ngắm chưa nhiều, nhưng chắc cũng đến chục lần. Vẫn là mặt hồ, dãy phố... Không có gì lạ cả. Nhưng anh, vui sướng như một đứa trẻ thơ, giơ máy cho tôi xem những bức ảnh đã chụp. Ô hay, những ánh đèn màu của phố phản chiếu xuống mặt hồ thành những dải màu, nhánh cây đen nổi bật giữa bóng đêm tạo nên một khung cảnh lạ lùng. Đúng là hồ Xuân Hương, mà không phải hồ Xuân Hương (như ta vẫn thấy)! Anh lại ngồi cùng tôi, say sưa nói về niềm đam mê nhiếp ảnh, về những chi tiết đời thường mà đắt giá, về những cảm nhận cuộc sống... --- Trong email gửi cho tôi những bức ảnh đã chụp, anh chỉ viết một câu như thế này: Đời vẫn đẹp ở những chi tiết mặc dù tổng thể chẳng ra chi....... :)) Ờ, đúng thế thật! Phạm Hoài Nhân tháng 1/2010 |
Cà phê dĩ vãng
Cà phê Tùng - Đà Lạt Hè năm ngoái, cha con tôi đi Đà Lạt. Tôi đọc ở đâu đó nói rằng quán cà phê Tùng
ở khu Hòa Bình (Đà Lạt) là nơi Trịnh Công Sơn đã từng lui tới, và cũng
là nơi ông đã lần đầu tiên gặp ca sĩ Khánh Ly. Cậu con nhỏ của tôi - vốn
say mê nhạc Trịnh và giọng ca Khánh Ly - không thể nào bỏ qua một địa
điểm đầy ấn tượng như vậy. Thế là chúng tôi tìm đến cà phê Tùng, nơi của một thời. - Anh có người quen ở đó à? - Không. Sao lại hỏi vậy? - Vì ở đó thường lắm, đến để làm gì? Đúng là quán cà phê thường thật, nếu không muốn nói là hơi chán. Tôi ngồi đó, cái mà tôi thưởng thức là một quá khứ xa xôi hư ảo... Tôi đã đến. Không phải để thưởng thức cà phê. Không phải để tận hưởng không gian. Bởi vì tất cả những điều đó đều bình thường, có phần nhạt nhẽo. Tôi tận hưởng thời gian, một thời xa xăm còn phảng phất. Cà phê Lâm - Hà Nội Ở Hà Nội có cà phê Lâm, nơi ngày xưa Văn Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái... thường ngồi. Đêm, tôi nài nỉ người bạn Hà Nội đưa tôi đến đấy cho biết. Bạn cười, đồng ý, nhưng cho biết mặc dù là dân Hà Nội nhưng bạn chưa bao giờ đến đây. Quán
cà phê nhỏ xíu (so với các quán ở Sài Gòn như Windows, Ân Nam, Cõi
riêng...), những cái bàn nhỏ xíu, những cái ghế đẩu nhỏ xíu trong một
không gian tối tăm. Cà phê cũng không phải là ngon đối với dân ghiền cà phê như tôi. Tóm lại là không có gì hấp dẫn, không có gì đặc biệt, ngoại trừ... dĩ vãng! Nguyễn Sáng & Bùi Xuân Phái ở quán Cà phê Lâm (Tranh sơn dầu của Bùi Thanh Phương) Tôi ngồi đó, cái mà tôi thưởng thức là một quá khứ xa xôi hư ảo... Cà phê Cội nguồn - Biên Hòa Tôi ngồi uống cà phê ở quán Cội nguồn quen thuộc cùng cậu con trai nhỏ. Nơi đây tôi thường ngồi với bạn bè. Cậu con tôi chán vì không gian ở đây không phù hợp với nó. Tôi nói với con: Vài mươi năm nữa con dắt bạn bè, du khách phương xa vô đây và sẽ giới thiệu với họ rằng ngày xưa nơi đây là chỗ mà một người nổi tiếng thường ngồi. Cậu con tôi ngơ ngác hỏi: Có ai nổi tiếng đâu ba? Tôi trả lời: Có chớ con, có ông Hai Ẩu, ba của con đây nè! |
Chùa Ông Tám
Ngọc Phát Riverside là một điểm thư giãn khá lý thú ở thành phố Biên Hòa, với quán cà phê, nhà hàng ven sông,... Thế nhưng điều tôi muốn giới thiệu với các bạn ở đây không phải là Ngọc Phát, mà là một ngôi chùa mà bạn sẽ đi ngang qua trước khi đến Ngọc Phát Riverside.
|