Nhà thờ Công giáo Việt Nam

Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức thành 26 giáo phận và tổng giáo phận (có 3 tổng giáo phận là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Huế). Mỗi giáo phận có tòa Giám mục (hoặc Tòa Tổng Giám mục) và Nhà thờ Chánh tòa. Mỗi giáo phận có nhiều giáo xứ, và về nguyên tắc thì mỗi giáo xứ có nhà thờ giáo xứ. Theo chúng tôi thống kê được, ở Việt Nam có hơn 2.000 giáo xứ, và như vậy sẽ có khoảng hơn 2.000 nhà thờ. Tuy nhiên, một tài liệu không chính thức nói rằng ở Việt Nam có đến 6.000 nhà thờ, có lẽ kể đến các nhà thờ họ của các giáo họ, nhà nguyện, tu viện...Trên website này, chúng tôi cố gắng sưu tầm hình ảnh về các nhà thờ ở Việt Nam, xếp theo giáo phận. Rất mong được sự góp ý, chỉnh sửa của các bạn.

Nét đặc sắc về kiến trúc - văn hóa của nhà thờ Công giáo tại Việt Nam


Khái quát về nhà thờ Công giáo

Nhà thờ Công giáo là nơi người công giáo thờ phượng Thiên Chúa. Xét theo quy mô, nhà thờ có thể phân chia thành:
  • Vương cung thánh đường: là những nhà thờ có kỷ niệm đẹp hoặc biến cố tôn giáo quan trọng được Tòa Thánh Vatican phong tặng, như Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn
  • Nhà thờ chính tòa: là nhà thờ chính của một giáo phận, nơi đặt ngai tòa của giám mục giáo phận ấy
  • Nhà thờ giáo xứ (nhà thờ xứ): Nhà thờ của giáo xứ. Phần lớn giáo xứ chỉ có một nhà thờ, ở những giáo xứ lớn, các giáo họ trong giáo xứ cũng có thể có nhà thờ giáo họ.
  • Nhà nguyện: thường chỉ dùng riêng cho một cộng đồng nhỏ (tu viện, bệnh viện, dòng tu...)
Kiến trúc

Nhà thờ công giáo gồm có những thành phần sau:
  • Nhà thờ chính: là nơi diễn ra các nghi lễ thờ phượng: thánh lễ hàng ngày, cầu nguyện, chầu thánh thể, thực hiện các bí tích.
  • Cung Thánh: là nơi linh mục chủ tế thực hiện các nghi lễ. Cung thánh thường ở vị trí trang trọng và cao hơn để giáo dân có thể theo dõi thánh lễ. Phía trên có treo Thánh giá, phía dưới Thánh giá có Nhà tạm (nơi cất giữ Thánh Thể) và một quyển Kinh Thánh (sách thật hoặc hình ảnh, tượng). Trên cung thánh còn có bàn thánh và bục giảng.
    • Bục giảng: Phần dành cho giáo dân dự thánh lễ, có các hàng ghế ngồi, quỳ.
    • Xung quanh nội thất nhà thờ chính luôn có 14 chặng Đàng Thánh giá, là tranh hay tượng mô tả lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
    • Ngoài ra, trên Cung Thánh còn có thêm tượng và bàn thờ Đức mẹ Maria (bên trái khi nhìn từ ngoài vào trong), Thánh Giuse (bên phải khi nhìn từ ngoài vào trong). Mặt tiền bắt buộc phải có tượng Thánh bổn mạng cho nhà thờ (mỗi nhà thờ chỉ có duy nhất một thánh bổn mạng) hay các Thánh tử đạo liên quan đến nhà thờ hay địa phương.
  • Tháp chuông: có thể cùng một kiến trúc với nhà thờ chính hoặc là một kiến trúc độc lập. Thường hạng mục này là cao nhất trong công trình, trên đó có Thánh giá. Nhà thờ đổ chuông để báo giờ lễ cho giáo dân hoặc trong các dịp lễ quan trọng.
Các thành phần phụ trợ (có thể có hoặc không):
  • Đài Đức Mẹ
  • Hang đá
  • Nhà xứ là nơi các linh mục và tu sĩ ở và làm việc.
  • Ngoài ra có thể có các công trình khác như phòng học giáo lý, Nhà hài cốt (nơi đặt các hủ tro cốt người chết), nhà sách.

Các giáo phận


Comments