Êm dịu, sôi động, sang trọng, bình dân, rất gần gũi và thân quen với bất cứ ai lần đầu tìm đến - là những biểu hiện đặc trưng nhất khi nói về khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện… thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh - vốn từ lâu đã nổi tiếng với tên gọi “phố Tây”. Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da, không khí cứ thế hòa quyện để tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ. Nhịp sống ở đây chỉ thực sự bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều, lý do chính là vì Việt Nam ngược múi giờ với hầu hết các nước phương Tây. Hơn nữa, vô hình chung tạo điều kiện cho các du khách Tây vui chơi thoải mái nhất trong không khí của Sài Gòn về đêm. Du khách đến Sài Gòn thường truyền nhau câu cửa miệng: “Sài Gòn sống về đêm!”. Đến phố Tây vào thời điểm đặc biệt này, chúng tôi cảm nhận rõ cái thời khắc dần chuyển giao giữa ngày và đêm cũng như nhịp sống của phố Tây. Từng tốp du khách Tây, áo pull, quần lửng, mang giày thể thao đi dạo trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám… - là những dãy phố hẹp dài tít tắp - thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm Việt Nam, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón… Những hình ảnh đó cùng với sự chật hẹp của các con đường thuộc phố Tây, đôi khi đông đúc quá còn phải chen nhau, dường như đã làm nên sự quyến rũ kỳ lạ đối với du khách. Quang cảnh phố Đề Thám, một trong những con phố người nước ngoài tìm đến. Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da. Không khí phố Tây hòa quyện tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ. Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá rất bình dân. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu hay các xe bán bánh mì, giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần. Phạm Ngũ Lão là con phố dài tít tắp, du khách tới đây thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón... Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết. Nếu muốn đi thăm quan các địa điểm du lịch, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch đăng ký là đi ngay. Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm, thậm chí còn rẻ hơn. Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet. Du khách New Zealand thích thú với sản phẩm dệt may Việt Nam. Thư giãn thưởng thức ly cà phê. “Tây ba lô” thường gặp trên các con đường phố Tây. Tư vấn cho du khách trước khi đi du lịch. Thưởng thức những món ăn Việt ở phố Tây. Phố Tây, điểm dừng chân lý tưởng của một đôi vợ chồng trẻ. ...và cũng là nơi dừng chân lý tưởng cho các cặp vợ chồng già. Quầy bán đồ lưu niệm phục vụ du khách trên Phố Tây. Dù chẳng quen biết nhưng mọi người có thể ngồi chung bàn, trao đổi với nhau bằng tiếng “bồi” (cách dùng tiếng Anh không chuẩn xác về mặt phát âm, từ ngữ lẫn cấu trúc câu nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được - PV) và cả ngôn ngữ quốc tế, nghĩa là nói với nhau bằng các màn múa tay. Cách đó không xa, phía đường Phạm Ngũ Lão là Công viên 23/9, nơi từng tốp, từng tốp những vị khách Tây, người ta, tổ chức trao đổi, luyện ngoại ngữ, tìm hiểu phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Việt. Họ vừa nói chuyện, vừa khoa chân múa tay, lâu lâu lại pha những tràng cười vui vẻ... Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Đặng Kim Phương --- Tổng hợp các thông tin về văn hóa và du lịch Việt Nam tại www.amazingvietnam.vn --- |
Văn hóa (Thư viện) > Thành phố Hồ Chí Minh >