Ở các làng quê miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng, vào những ngày tết, lễ, hội hè thường có các trò giải trí cộng đồng; trong đó, bài chòi là một kiểu đánh bài nhưng không nặng về thắng thua mà hấp dẫn do không khí vui nhộn tạo nên bởi những câu hô dí dỏm tựa như trò hô lô tô. Lối chơi bài chòi tương tự như chơi tổ tôm điếm ở miền Bắc. Bộ bài chòi, còn gọi là bộ bài tới, thoạt đầu dùng để chơi với 6 người trong nhà rồi dần dần mới lan ra và chuyển sang lối chơi công cộng nơi đình làng, sân bãi. Ở các hội làng, người ta
dựng 11 chiếc chòi cao, gồm 1 chòi cái và 10 chòi con. Mỗi chòi con được
phát 3 con bài. Ở chòi cái có một cái ống tre lớn dùng để đựng bài cái.
Khi trống hiệu bắt đầu, những người đánh bài vào chòi con. Anh hiệu
(người hô) bước ra ống thẻ cái, xóc đi xóc lại rồi rút từng con bài và
hô câu thai tên con bài. Ở phố cổ Hội An, hàng đêm có hội bài chòi
(nhưng không có dựng chòi) diễn ra trên một khoảng sân khá rộng ở ngã ba
đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng (bên bờ sông Hoài). Có giả thuyết cho rằng bộ
bài tới có nguồn gốc từ vùng Thanh - Nghệ, theo những lưu dân tiến vào
phía Nam. Từ lối chơi trong gia đình trở thành sinh hoạt cộng đồng làng
xã. Bộ bài tới gồm 3 pho: văn, vạn, sách. Mỗi pho 9 cặp. Ngoài 3 pho (9 x
3 = 27 cặp) còn có 3 cặp yêu. Lá bài pho văn, vạn, sách in màu đen,
riêng ba cặp yêu có đóng thêm dấu đỏ Luật chơi rất đơn giản, du
khách chỉ cần mua cái thẻ bài bằng gỗ, trên đó có in 3 con bài tới. Nếu
anh hiệu hô trúng một con bài, người chơi sẽ được nhận 1 quân kỳ (lá cờ
nhỏ màu vàng). Nếu được 3 quân kỳ sẽ thắng ván bài. Khi có người thắng,
ván bài kết thúc Khách chơi bài chòi ở đây
chủ yếu là du khách nước ngoài. Họ ngồi thành vòng quanh khoảng sân,
trên những chiếc ghế đòn gỗ, mua thẻ bài - có người mua một ván nhiều
tấm thẻ - với vẻ tò mò, háo hức khám phá trò chơi dân gian này. Khi các thẻ bài được bán
hết, ván bài bắt đầu. Do địa điểm sân chơi bài chòi nằm ở ngã ba đường
cạnh bờ sông nên người chơi và cả người đứng xem khá đông. Một ván bài
vừa kết thúc, chỉ 10 phút sau lại tiếp ván khác nên vai trò “anh hiệu”
(người hô tên các quân bài bằng những câu thai, có vần điệu) được hai
người (một nam, một nữ) cùng đảm trách. Họ thay phiên nhau hô thai
bằng những câu ca để hô tên từng con bài được rút thăm; với tài năng ứng
tác, họ “chế” thêm lời hát dí dỏm, khiến người nghe luôn thấy bất ngờ
với kết quả, hợp với mạch vần và nội dung con bài trong trò chơi. Đối
với người địa phương, quen thuộc với bài chòi, bà con thường thấy thú vị
khi anh hiệu hô con Bạch huê (có hình tượng âm vật - yoni của Chàm) và
con Nọc đượng (có hình tượng dương vật - linga của người Chàm) với ý tứ
đố tục giảng thanh của văn hóa dân gian. Khi người nào có con bài
trùng với tên con bài được anh rút thăm, hô tên thì giơ tay cao và hô
lên “trúng” sẽ được ngưòi chạy việc đến trao cho một cây cờ nhỏ màu
vàng. Nếu một người mua 3 tấm thẻ
(có 9 con bài), dù đã trúng 6 con (chia đều trên 3 thẻ, mỗi thẻ 2 con),
được nhận 6 lá cờ vàng nhưng vẫn chưa tới. Đó là lúc hồi hộp nhất, bởi
có thể người khác chỉ trúng 3 con nhưng cùng trên một tấm thẻ họ sẽ tới
trước và ván bài kết thúc. Ván bài sẽ kết thúc khi có
người “tới”. Đó là người có ba con bài trên cùng một tấm thẻ bài gỗ đều
được hô tên. Trong ảnh, một du khách Anh hớn hở ôm giải thưởng là một
chiếc đèn lồng Hội An để chụp ảnh sau khi tới một ván bài. |
Văn hóa (Thư viện) > Quảng Nam >