Theo những người dân trong vùng, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn có từ đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp khám phá và biến Tam Đảo trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng. Đền thờ nằm cao chót vót như lơ lửng trên không trung Đoạn đường đèo dốc từ thị trấn lên đền thờ quả là quãng đường tuyệt vời mà chúng tôi không ngớt trầm trồ, kinh ngạc... Trong sương mù bảng lảng của buổi sớm mai, những con đường dốc quanh co dẫn chúng tôi đi, rồi những bậc thang lót đá cao chót vót nhưng uốn lượn rất đỗi dịu dàng khiến không có cảm giác mệt mỏi khi leo. Một người bán hàng nói với chúng tôi rằng có tổng cộng 300 bậc dẫn lên đền thờ. Vừa đi vừa nhẩm đếm, và chúng tôi choáng váng trước vẻ đẹp của rừng trúc mọc thẳng lối hai bên lối đi, giống như vừa lạc vào thế giới tuyệt diệu của những bộ phim cổ trang. Những ánh nắng yếu ớt xuyên qua rừng trúc, biến mọi thứ trở nên lung linh, huyền ảo... Mê hoặc bởi lối đi tuyệt vời, chúng tôi đặt chân đến tận khu vực cao nhất của đền mà không hề cảm thấy mệt mỏi. Đền thờ là nơi tâm linh nổi tiếng nhất của khu vực này, chính bởi vị trí và cảnh sắc của nó. Từ trên cao của đền nhìn xuống thị trấn Tam Đảo, cảm thấy thị trấn nhỏ như một cao nguyên bình yên. Vì vậy mà mỗi khi đến Tam Đảo, du khách không quên khám phá đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, vừa vì tâm linh, vừa tìm đến với những khoảnh khắc không thể nào quên được trong những chuyến đi của cuộc đời mình... Đường lên với hơn 300 bậc thang Rừng trúc hai bên lối đi hiện ra đầy bất ngờ Giống như lạc vào thế giới của một bộ phim cổ trang Ánh nắng yếu ớt xuyên qua rừng trúc thật huyền ảo Đền Bà Chúa Thượng Ngàn sau 300 bậc thang Nhiều người đến với Tam Đảo đều muốn đặt chân đến đền Đền trong nắng sớm Một khu đền mới được xây dựng Cũ kỹ, rêu phong Một lối đi dẫn lên khu đền thờ cao hơn Không ít du khách đến để khấn xin Từ đền thờ nhìn xuống, thị trấn Tam Đảo như một cao nguyên bình yên Diệu Hiền |
Điểm đến (Thư viện) > Vĩnh Phúc >