Sử sách ghi lại rằng vùng đất Nam bộ có 3 văn miếu xưa, theo thứ tự thời gian thành lập là: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa) xây dựng năm 1715, Văn miếu Gia Định (1825) và Văn miếu Vĩnh Long (1866). Điều đáng nói là 3 văn miếu này không phải tồn tại cùng lúc, mà Văn miếu Vĩnh Long ra đời khi quân Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Đông và phá hủy hoàn toàn Văn miếu Trấn Biên cùng Văn miếu Gia Định.
Cổng tam quan Văn miếu Vĩnh Long nhìn ra đường Trần Phú và sông Long Hồ Hơn trăm năm sau (năm 1998), tại Biên Hòa, Văn miếu Trấn Biên được tái tạo lại trên nên cũ rất uy nghi, hoành tráng - còn Văn miếu Vĩnh Long qua nhiều lần trùng tu nhỏ vẫn giữ nguyên kiến trúc ngày xưa. Vì thế, so với Văn miếu Vĩnh Long thì Văn miếu Trấn Biên quy mô lớn hơn, to đẹp hơn, nhưng Văn miếu Vĩnh Long mới thực sự là văn miếu xưa của phương Nam còn giữ đến tận bây giờ.
Thần đạo (trục đường chính) dẫn đến điện Đại Thành (điện thờ chính của Văn miếu) Bia Văn miếu do Phan Thanh Giản chấp bút Bản dịch văn bia của Trương Ngọc Tường (click vào ảnh để phóng to và đọc) Văn Xương Các ở bên phải thần đạo. Khẩu thần công bên cạnh Văn Xương Các, tương truyền là vũ khí bảo vệ thành Vĩnh Long những năm 1860 Điện Đại Thành Khuôn viên Văn Miếu rất yên ả, xanh mát. Để biết thêm chi tiết về cấu trúc và lịch sử hình thành Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, xin đọc: Vĩnh Long - Văn Thánh miếu. Phạm Hoài Nhân |
Điểm đến (Thư viện) > Vĩnh Long >