Nằm ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đền Đuổm – quần thể kiến trúc cổ tọa lạc dưới chân một dãy núi đá là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong tỉnh. Đối với khách phương xa, đền cũng ngày càng được biết đến nhờ vẻ đẹp cổ kính và phong cảnh hữu tình quanh các kiến trúc. Đền Đuổm được người dân địa phương xây dựng, tu sửa trong nhiều thế kỷ để thờ phò mã Dương Tự Minh (Thánh Đuổm), một vị tướng người Tày có nhiều công trạng với nhà Lý nên được đức vua gả công chúa cho. Đường vào đền Trong hơn ba mươi năm cai quản Phú Lương, Thánh Đuổm đã đưa vùng đất này trở nên trù phú, yên bình. Nhớ ơn ông, hằng năm vào mùng 6 tháng Giêng, người dân lại tổ chức hội đền Đuổm.
Cổng đền Đoàn người dâng lễ khăn áo chỉnh tề đội cỗ, hương, hoa… từ thủy đền dâng lên đền chính. Cỗ dâng có cả cỗ chay và cỗ mặn. Cỗ chay là các loại bánh bìa, bánh vôi, bánh chè lam, bánh khảo, bánh rán… được làm cầu kỳ và đặt vào tám chiếc mâm, mỗi mâm đặt thành tám phần, mỗi phần đủ sáu loại bánh.
Chính điện Cỗ chay rước trước, cỗ mặn rước sau, đi đầu là hai cụ già mặc áo thụng cầm cờ, đi sau là trống, chiêng, kèn, tiếp đến là sáo, nhị thanh la, sênh tiền… Đàn nhạc, trống chiêng khua vang dội vào vách đá ầm vang thúc giục người người nhanh chân đến lễ.
Thủy đền Cây còn được dựng bằng thân cây tre cao độ 13 sải tay, ngọn cây uốn một vòng tròn bằng chiếc nón chóp dán giấy màu xanh, quả còn được may bằng vải nhiều màu, nhồi cát và hạt thóc với bốn đuôi dài màu tím, hồng, vàng, trắng vun vút như hoa bay ngang trời trông thật đẹp mắt.
NGỌC HẠNH - Ảnh: VŨ SƠN |
Điểm đến (Thư viện) > Thái Nguyên >