Nằm ở địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chùa Núi Châu Thới được xem như một thắng cảnh giữa một vùng đồng bằng rộng lớn. Những ngày rằm, mồng một, ngày nghỉ hoặc lễ chùa luôn có đông khách thập phương đến viếng thăm và lễ Phật. ![]() Tọa lạc trên núi Châu Thới,
nên chùa cũng mang tên núi. Nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa ở độ cao 82m
(so với mặt nước biển), ẩn hiện sau rặng cây cối xanh rì. Có tài liệu
cho rằng chùa do thiền sư Khánh Long xây vào khoảng năm 1612, ban đầu
chỉ là một thảo am nhỏ. Sau đó, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, rồi
đổi tên thành chùa Núi Châu Thới như hiện nay ![]() Dưới chân núi là một hồ nước
rộng, phong cảnh nên thơ. Từ sân chùa có thể ngắm nhìn phong cảnh của
các vùng xung quanh thành phố Biên Hòa cùng dòng sông Đồng Nai uốn
quanh. ![]() Cũng có tài liệu nói rằng
chùa được lập vào năm 1681. Dù được lập nên vào năm 1681 - thay vì năm
1612 - chùa Núi Châu Thới vẫn là ngôi chùa xưa nhất Bình Dương ![]() Trải qua hơn ba trăm năm
chịu sự hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa Núi Châu
Thới nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một ngôi
chùa hình thành vào hàng sớm nhất Nam bộ. Số cổ vật có giá trị đã được
xếp loại tại chùa Núi Châu Thới hiện còn lưu giữ được 55 hiện vật ![]() Đã trải qua nhiều lần trùng
tu và xây dựng thêm, quần thể kiến trúc chùa Núi Châu Thới hiện nay được
xây vào nhiều thời điểm khác nhau, gồm ngôi chánh điện, các điện thờ
Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Ngũ Hành
Nương Nương và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế ![]() Chùa Núi Châu Thới đã được
xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia vào ngày 21-4-1989. Chỉ
tiếc là các hoạt động buôn bán ở trước cổng và bên trong sân chùa có
phần xô bồ, ít nhiều làm mất đi vẻ đẹp và nét văn hóa ở những nơi thờ tự
tôn nghiêm. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tuần và ngày rằm, mồng Một,
nhiều khách thập phương từ xa vẫn đổ về hành hương, chiêm bái Nguyễn thị Bình An |
Điểm đến (Thư viện) > Bình Dương >