đăng 02:20 22 thg 5, 2018 bởi Pham Hoai Nhan
Có một loài cây rất gần gũi và thân thương với người dân miền Tây Nam bộ, mọc nhiều ở ven sông. Nó gần gũi và thân thương đến nỗi đã đi vào ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích; và có thể ăn trái nữa. Hiềm một nỗi, nó có cái tên quá quê mùa và... xấu: cây bần. Nghe tên là thấy nghèo mạt rệp! Đâu chỉ như vậy, rễ của loài cây này lại ngóc đầu nhô lên khỏi mặt đất để hút dưỡng khí, và người dân gọi nó bằng cái tên chẳng lấy chi làm thanh tao: cặc bần.

Từ cái tên thô kệch ấy, dân gian có câu đố rằng: Giống chi toàn là giống đực
Thiếu tứ bề cam cực chung thân Trả lời rằng: ấy là cây bần. Bần cùng quá nên mới thiếu tứ bề cam cực chung thân, và dĩ nhiên chỉ là giống đực thôi, bởi vì nếu bần là giống cái thì làm gì có c...
Còn nữa, rễ bần nhô lên khỏi mặt nước, khi nước chảy mạnh sẽ rung lắc qua lại. Ai đó bèn nghĩ ra cặp câu đối như sau::
Nước chảy cặc bần run bây bẩy
Gió đưa dái mít giẫy tê tê Quả là xứng đôi vừa lứa!

Bần

và mít
Bên cạnh cái tên quá... bần cùng, bần còn cái tên khác, như chuyện kể sau đây: Cuối năm 1787, Nguyễn Ánh chạy trốn tránh Tây Sơn, trú ở nhà ông Trần văn Hạc ở Ba Tri, gần mé sông Hàm Luông. Bữa nọ, Nguyễn Ánh muốn dùng một bữa cơm đạm bạc. Đang trốn tránh mà, nên ông Hạc đâu thể làm món gì thịnh soạn được, ổng đành nấu cơm, ăn với mắm sống, và ra mé sông hái trái bần chua chua chát chát để đãi khách. Món "mắm sống bần chua" này là món nhà quê, dân Ba Tri ăn hoài, dè đâu Nguyễn Ánh ăn xong hỏi:
- Muôn tâu, tên trái ấy xấu lắm, kẻ bề tôi hông dám nói ạ!
May, ổng không có cho vua ăn... rễ bần, chớ nếu không thì khi trả lời vua lại tưởng ổng chửi tục. Nguyễn Ánh nghe xong xuýt xoa: - Trong lúc gian truân này ta mới hiểu trái bần thật ngon lành, nó chẳng kém gì cam quýt, nhãn, hồng. Ta phải đặt cho nó một cái tên thiệt đẹp mới được.
Rồi nhìn ra sông Hàm Luông, vị vua thuở hàn vi thấy những rặng bần xanh tươi lả lướt trong gió, soi bóng xuống dòng sông như liễu rủ, vua liền nghĩ ra cái tên mới:- Từ nay, ta sẽ gọi cây bần là cây thủy liễu, tức là cây liễu mọc dưới nước.
Vậy là cây bần được cái tên mới, là cây thủy liễu. Ờ, tên này thì chắc là giống cái à nha! 
Trái bần Bây giờ, ngoài món mắm sống bần chua như vua Gia Long từng ăn ngày xưa, người ta đã chế biến nhiều món đặc sản khác từ nguyên liệu trái bần, hoa bần như: gỏi hoa bần, canh chua/lẩu trái bần, cá kho trái bần... Mùa mưa đến rồi, giờ này miền Tây nhiều bần rồi, về ăn thử đi. Không sợ nghèo đâu! |
đăng 06:01 5 thg 1, 2016 bởi Pham Hoai Nhan
Em tên là lá mơ. Bỏ qua chuyện em thường được ăn chung với thịt chó (bị nhiều người lên án) thì cái tên lá mơ của em thiệt là nên thơ, hữu tình. Nhưng đó là tên gọi ở miền Bắc, còn dân Nam bộ thì rất phàm phu tục tử, họ gọi em là lá thúi địt. Sao kêu dzậy? Thì cứ vò cái lá của em thử coi, em sẽ tỏa ra một cái mùi rất ư là... thúi địt!

Em có cái tên rất sang cả, là diệp hạ châu, là ngọc dưới lá. Tên Hán Việt của em còn quyền quý cao sang hơn nữa, là trân châu thảo. Thật đúng là người nào tên nấy, vì dưới sống lá của em là li chi những hạt như hạt ngọc. Ấy vậy mà dân Nam bộ gọi tên em như tiếng chửi: cây chó đẻ! Nghe giải thích là đặt tên như vậy vì người ta thấy con chó đẻ xong thường ra vườn kiếm cây này ăn (để tiêu huyết ứ sau đẻ hay sao đó).

Đâu phải chỉ có dân Nam bộ mới đặt tên thô tục, Bắc bộ cũng chẳng vừa gì. Có một loại bông mà dân Nam gọi bằng cái tên rất thân thương trìu mến là bông trâm ổi, thì dân Bắc gọi bằng tên hoa cứt lợn (nghe lợn là biết miền Bắc rồi). Thật ra thì tên cứt lợn là tên thông dụng cho nhiều loại cây khác nhau - cũng được gọi là cỏ hôi. Chắc cái tên xuất phát từ mùi hôi của cây chăng? (nhưng theo cảm nhận cá nhân tui thì mùi hôi này nhè nhẹ thôi, chứ không nồng đượm như... thúi địt!).

Thì thôi, tên nào cũng là tên, cũng như các người đẹp dù ở nhà có tên là Thị Mẹt, Cái Hĩm... thì lên sân khấu cũng lấy những nghệ danh mỹ miều vậy mà.
Chỉ có điều lưu ý các anh, giả dụ có người yêu tên Nguyễn thị Mộng Mơ, thì dù trong bụng có liên tưởng tới gì chăng nữa cũng xin chớ dại dột mà hỏi rằng: Em yêu ơi, có phải tên ở nhà của em là... Thúi Địt hay không?
|
đăng 05:38 15 thg 10, 2015 bởi Pham Hoai Nhan
Hai Ẩu dìa quê, được chú em rủ đi ăn sáng phở bò. Vừa ăn, nó vừa đố Hai Ẩu: - Đố anh Hai chớ món gì tên là bò mà hổng có thịt bò trong đó?
Trời! Tưởng gì chớ vụ này Hai Ẩu là chiên gia mà. Dzậy mà cũng bày đặt đố! - Nhiều thứ lắm. Đầu tiên phải kể là bò bía. Bò bía là món ăn của người Triều Châu/Phúc Kiến có tên gốc theo tiếng Phúc Kiến là popiah, trong đó có nhiều thứ: lạp xưởng, trứng, cà-rốt, củ sắn, tôm khô... nhưng không hề có thịt bò!

- Ừa đúng. Nhưng ý em là món khác kìa. Anh Hai kể tiếp đi!
- Dễ ẹc! Thì là bánh bò. Trong bánh bò làm gì có thịt bò?

- Cũng đúng. Nhưng ý em là món khác kìa. Anh Hai kể tiếp đi!
- Hừ, vậy thì là cá bò. Cá bò là một loại cá biển, mập như con bò. Nó có nhiều loại: cá bò hòm, cá bò giáp, cá bò da, cá bò sừng. Loại nào cũng có chữ bò, nhưng không phải thịt bò!

- Công nhận anh Hai hay thiệt á. Nhưng ý em là món khác kìa. Anh Hai kể tiếp đi!
Hai Ẩu hơi nổi quạu, nhưng vẫn kể tiếp: - Vậy là mấy món đồ chay, như bún bò chay, phở bò chay... Làm gì có thịt bò ở trỏng.
Chú em cười to: - Hí hí, anh Hai biết nhiều thiệt đó. Nhưng ý em là món khác kìa. Anh Hai kể tiếp đi!
Lần này thì Hai Ẩu quạu thiệt, cự lại nó: - Vậy chớ là cái giống gì? Chú mấy nói đi, hổng được ăn gian đó nghen.
Chú em lại cười hì hì, nói: - Tại anh Hai suy nghĩ xa xôi quá thôi, chớ em nói là nói cái gần gũi ngay trước mắt. Đó là tô phở bò này nè. Tiếng là phở bò, nhưng trong này là thịt trâu đó anh Hai. Hổng phải thịt bò đâu! He he he!
|
đăng 05:41 31 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan
Hồi đó, có một người bạn đố tui: Đố biết bà nào có nhiều lông nhứt? Má ơi! Câu đố hóc búa kiểu này thì biết đường đâu mà trả lời? Anh bạn tui cười khà khà rồi giải đáp:
- Đó là Bà Rịa, Bà Rịa có Long Đất, Long Điền, Long Hải...
Hừ, đúng là chơi ăn gian kiểu Nam bộ, long mà nói thành lông! 
Dinh Cô Long Hải
Bỏ qua cái kiểu ăn gian đó, nay tui ngồi kiểm tra lại coi thử Bà Rịa có bao nhiêu long. Thật ra trong câu giải đáp trên phải là (tỉnh) Bà Rịa - Vũng Tàu mới đủ, chứ còn nếu nói (thành phố) Bà Rịa thì đâu có Long Hải, Long Điền. Vậy ta coi thử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có bao nhiêu long nhé. Ở cấp huyện, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có huyện Long Điền. Ở cấp phường xã, có các long sau đây: Thành phố Vũng Tàu có: phường Long Sơn Thành phố Bà Rịa có: phường Long Hương, Long Toàn, Long Tâm, xã Long Phước Huyện Đất Đỏ có: xã Phước Long Thọ, Long Tân, Long Mỹ. Huyện Long Điền có: thị trấn Long Điền, Long Hải Huyện Châu Đức có: xã Kim Long. Cũng cần nói thêm một chút là hiện nay địa danh Long Đất không còn tồn tại nữa. Năm 2003, huyện Long Đất đã chia thành 2 huyện là Long Điền và Đất Đỏ. Tổng hợp, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 12 long, bao gồm 1 huyện (Long Điền), 2 thị trấn (Long Điền, Long Hải), 4 phường (Long Sơn, Long Hương, Long Toàn, Long Tâm), 5 xã (Long Phước, Phước Long Thọ, Long Tân, Long Mỹ, Kim Long). Vậy đúng là Bà này có nhiều Long thiệt! Tuy nhiên, nếu bỏ qua yếu tố Bà (ngoài Bà Rịa - Vũng Tàu ra không còn tỉnh nào có tên Bà nữa hết) thì liệu có tỉnh nào có nhiều long hơn không? Có thể có! Để kiểm tra, tui thử coi ngay tỉnh Đồng Nai của mình. 
Bửu Long, Biên Hòa Ở cấp huyện, tỉnh Đồng Nai có huyện Long Thành, thị xã Long Khánh Ở cấp phường xã, có các long sau đây: Thành phố Biên Hòa có: phường Long Bình, Long Bình Tân, Bửu Long. Huyện Cẩm Mỹ có: xã Long Giao. Huyện Long Thành có: thị trấn Long Thành, xã Long An, Long Đức, Long Hương, Long Phước. Huyện Nhơn Trạch có: xã Long Tân, Long Thọ. Vậy, Đồng Nai có: 1 thị xã (Long Khánh), 1 huyện (Long Thành), 1 thị trấn (Long Thành), 3 phường (Long Bình, Long Bình Tân, Bửu Long), 7 xã (Long Giao, Long An, Long Đức, Long Hương, Long Phước,Long Tân, Long Thọ) trong tên có mang chữ long. Tổng cộng là 13 long, hơn Bà Rịa - Vũng Tàu! Hi, ngồi không kể chuyện tào lao như vậy đó. Bây giờ tào lao tiếp nè, tỉnh của bạn có nhiều lông - à, long - không? Bao nhiêu long?
|
đăng 04:29 30 thg 7, 2014 bởi Pham Hoai Nhan
[
đã cập nhật 01:58 5 thg 3, 2018
]
Bấy giờ là mùa hè, Ronaldo 7 và Mourinho rủ nhau tới Vũng Tàu để tắm biển. Có một chàng họ Lâm ở Vũng Tàu ra tiếp 2 nhân vật nổi tiếng này. Lâm hỏi: Các vị có biết Vũng tàu này gắn bó với các vị thế nào không?

Dĩ nhiên là Ronaldo và Mourinho cóc biết, họ chỉ biết bóng đá, và bi giờ đang nghỉ đá thì đi nghỉ hè tắm biển thôi. Lâm nhỏ nhẹ giải thích:
- Các vị biết thiên trường ca nổi tiếng Lusiades của thi hào Bồ Đào Nha Louis de Camoens không?
À, dù chỉ quan tâm đến bóng đá nhưng chuyện này thì cả Ronaldo và Mourinho đều biết. Louis de Camoens là thi hào vĩ đại nhất của Bồ Đào Nha, được ví như Shakespeare của nước Anh. Tập thơ Lusiades là tập thơ nổi tiếng nhất của ông, giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du tại Việt Nam vậy. Lâm kể tiếp:
- Năm 1559, trong chuyến hải hành quay về Goa, tàu chở Louis de Camoens bị vỡ ở vùng biển Vũng Tàu. Ông đã bơi vào bờ và được tổ tiên của chúng tôi ở đây cứu sống. Chi tiết đáng chú ý là lúc bơi vào bờ ông chỉ bơi có một tay thôi, còn tay kia thì giơ tập bản thảo Lusiades lên đầu để khỏi bị ướt.
Á, à! Ro 7 và Mourinho trầm trồ, hỏi dồn: Thiệt hông? Thiệt hông? - Thiệt chớ sao hông! Lúc đó Camoens cứu được tác phẩm của mình còn cô bồ người Trung Hoa của ổng thì chết đuối. Sau đó ông lưu lại Vũng Tàu này vài tháng trước khi quay về. Thử nghĩ coi, nếu không có tổ tiên tui ở Vũng Tàu cứu giúp ổng thì các vị làm gì có thi hào Camoens với tác phẩm bất hủ Lusiades?

Sợ 2 người Bồ chưa tin, Lâm nói tiếp: - Hai vị không tin thì về đọc lại trường ca Lusiades đi. Trong khúc thứ X của trường ca này có 2 bài thơ tứ tuyệt nhắc tới vùng vịnh này của quê hương tui đó.
Ro 7 và Mourinho không thuộc bài thơ, nhưng chắc hẳn rằng Lâm không bịa, vì tập trường ca này quá phổ biến ở Bồ Đào Nha. Lâm nói thêm: - Còn nữa, chắc 2 vị biết là Vũng Tàu còn có tên là Cap Saint Jacques chứ? Tên này do chính tổ tiên người Bồ của các vị đặt đó. Thánh Jacques là ai? Chính là Saint Jacques de Compstelle, thánh đỡ đầu của nước Bồ Đào Nha đó!
Ronaldo và Mourinho bàng hoàng trước sự gắn bó sâu đậm của Vũng Tàu với quê hương Bồ Đào Nha của mình. Sau một hồi suy nghĩ, cả hai quyết định bày tỏ tấm lòng bằng cách xin đầu quân cho đội tuyển bóng đá Việt Nam. Mourinho sẽ là huấn luyện viên trường còn Ronaldo là cầu thủ đội tuyển. - Đợi đã! Trước hết hãy xin làm huấn luyện viên và cầu thủ cho đội bóng đá Bà Rịa - Vũng Tàu cái đã. Mà không biết hai vị có đủ trình độ tham gia đội tuyển của tỉnh tui không đó nghen!
|
đăng 06:12 29 thg 6, 2014 bởi Pham Hoai Nhan
Trong lúc Hai Ẩu đang ở mũi Kê Gà, lò mò tìm hiểu xem nơi đây đúng tên là Kê Gà hay Khe Gà thì bỗng đâu xuất hiện một thiếu nữ sexy gợi cảm, làm Hai Ẩu phải bò ra, trố mắt nhìn:

Nàng ta dõng dạc tuyên bố:
Em là Lady Gaga, xin công bố: Từ thuở xa xưa, vì quá hâm mộ em nên người dân đã đặt tên nơi đây là mũi Kê Gà. Kê Gà nghĩa là Gà Gà, và cũng chính là em: Lê-đi Gà-Gà.

Té ra là vậy! Vậy ra tên Kê Gà mới đúng, vì nó chính là Lady Gaga.
Để du khách phương Tây dễ hiểu và tấp nập tìm đến đây, Hai Ẩu đề nghị ta nên quảng bá thêm cho mũi Kê Gà một cái nickname là Lady Gaga. Ngoài ra, có thể dựng một bức tượng Lady Gaga ở nơi này để tạo sự chú ý. Bức tượng ấy có thể dựng tại vị trí này:

Hai Ẩu |
đăng 07:04 9 thg 2, 2014 bởi Pham Hoai Nhan
Hai Ẩu làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài tham quan miền Tây Nam bộ. Chỉ những chiếc cầu tre lắc lẻo, Hai Ẩu nói: Cầu tre là nét đặc trưng của miền Tây Nam bộ. Đó là những thân tre được bắc qua kinh, qua rạch để làm cầu. Hình ảnh chiếc cầu tre thân thương đã đi vào ca dao, lời ru của má, như:
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi Cầu tre còn đi vào lời ca, như Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre Làng bên, băng qua kinh nối tình miền quê.

Nhìn những chiếc cầu tre, khách trầm trồ: - Oh, very exciting! Very good!
Lại thấy chiếc cầu dừa, Hai Ẩu giới thiệu tiếp: Giống như cầu tre, nhưng cầu dừa bắc bằng thân cây dừa. Thân dừa to hơn thân tre, nhưng khi mưa ướt trơn trợt rất khó đi. Vậy nên cây cầu dừa cũng được đưa vào câu hát:
Cầu dừa trơn trợt lắm em ơi ai mà không khéo té như chơi môi son má đào chân guốc cao gót làm sao qua cầu dừa...

Khách lại trầm trồ: Oh, very exciting! Very good!
Rồi hỏi còn cầu gì nữa hông? Hai Ẩu đang bí, chợt nhìn thấy ven sông có một loại cầu khác, bèn mừng rỡ huyên thiên:
Còn một loại cầu nữa kêu là... cầu tõm! Dân miền Tây vốn tình cảm lai láng, cho nên khi đi giải quyết cái bầu tâm sự cũng thích ra ngoài sông, cá lội tung tăng, nước chảy hoa trôi, những tiếng tõm tõm của vật thể rơi xuống sông như đệm nhạc. Lại không dấu mặt mà ló mặt ra nhìn đời, nhìn người, nhìn trời trăng mây nước.

Có những đôi trai gái yêu nhau cùng đi với nhau khắp nơi, kể cả... đi cầu! Chàng ngồi cầu tõm bên này, nàng ngồi cầu tõm bên kia, ngay khi đang làm chuyện đó vẫn nhìn thấy mặt nhau.
Chàng gọi với qua bên nàng:
Nàng cũng đáp với qua bên chàng: - Em cũng nhớ anh lắm! (Tõm!)
Thiệt là tình tứ hết sức!

Khách sửng sốt, kêu lên:
- Excellent! It's romantic!
và hỏi Hai Ẩu có bài hát nào ca ngợi cái cầu tõm như cầu tre và cầu dừa hay không? Hai Ẩu vò đầu một hồi rồi trả lời:
Có chớ! Có bài Rước tình về với quê hương, trong đó có đoạn này:
Nước mát hoa thơm Ôi nước mát hoa thơm Đưa tình ta đi tới giấc mơ tuyệt vời
|
đăng 08:23 12 thg 12, 2013 bởi Pham Hoai Nhan
Xe đang ở địa phận huyện Cái Bè (Tiền Giang) trên quốc lộ 1, hướng về cầu Mỹ Thuận. Bác tài quay qua nói với tôi: - Mình sắp tới chiếc cầu do 3 nước hợp tác.
Tôi nghĩ anh ta muốn nói tới cầu Mỹ Thuận, và như vậy là sai, vì cầu Mỹ Thuận do kỹ sư và công nhân của 2 nước là Úc và Việt Nam hợp tác thiết kế, thi công thôi. Tôi bảo anh ta lầm rồi, nhưng anh ta lắc đầu, nói:
- Không phải cầu Mỹ Thuận. Ông cứ ngồi yên đó đi, lát nữa tới nơi tui chỉ cho!
Ở khu vực đó của huyện Cái Bè, tên các xã thường có chữ Mỹ, như xã Mỹ Trung, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Lợi thì chia thành 2 là Mỹ Lợi A và Mỹ Lợi B, Mỹ Đức cũng chia thành 2 là xã Mỹ Đức Đông và xã Mỹ Đức Tây... Các bạn đã từng đi miền Tây trên tuyến quốc lộ 1 đều biết là từ ngã ba Trung Lương tới Vĩnh Long không hề có chiếc cầu nào lớn ngoài cầu Mỹ Thuận, vậy thì lấy đâu ra chiếc cầu do 3 nước hợp tác xây dựng? Xe tới địa phận xã Mỹ Đức Tây, bác tài khoái chí chỉ tay và reo lên: - Đó, cầu này 3 nước xây nè!
Tôi nhìn ra, đó là chiếc cầu nhỏ bắc qua rạch Mỹ Đức Tây, bảng tên cầu ghi: Cầu Mỹ Đức Tây.

Cầu Mỹ Đức Tây. Ảnh: Panoramio.com
Tôi bật cười, nói: - Bộ khùng hả cha nội? Cây cầu nhỏ chút như vầy mắc gì phải 3 nước hùn vô xây?
Bác tài giải thích: - Chớ hổng phải tên cầu ghi rõ đó sao? Cầu này do 3 nước là Mỹ, Đức và Pháp (Tây) hùn nhau làm, nên họ đặt tên là Mỹ Đức Tây để làm kỷ niệm!

Bản đồ vị trí cầu Mỹ Đức Tây Tôi ngớ ra, rồi gật gù đồng ý: |
đăng 04:04 18 thg 8, 2013 bởi Pham Hoai Nhan
[
đã cập nhật 01:55 4 thg 9, 2013
]
Người ta vẫn thường nói: mát như nước dừa, vậy mà có một số loại dừa uống vô lại nóng. Tui biết có 2 loại dừa như vậy, xin kể ra đây cho bà con kiểm chứng. Thứ nhất là dừa dứa.
Dừa dứa có màu xanh, giống dừa Xiêm, nhưng nhỏ hơn. Trái dừa dứa như thế này đây:

Dừa dứa Bến Tre - Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Mình không phải dân xứ dừa nên chịu, không phân biệt được trái dừa dứa với những loại dừa khác. Cây dừa dứa thì cũng giống như bao nhiêu cây dừa khác. Cũng thua luôn, không biết khác chỗ nào.
Gọi là dừa dứa vì nước dừa có mùi thơm rất đặc biệt, mùi lá dứa. Đến đây thì chắc chắn là phân biệt được rồi, vì không có giống dừa nào có mùi thơm đặc trưng như vậy cả!
Ở Bến Tre không phải nơi nào cũng trồng được dừa dứa. Nhiều nhất có lẽ ở Giồng Trôm, rồi Mỏ Cày, Châu Thành.
Hôm nọ, tui về Bến Tre, bèn uống thử đặc sản dừa dứa. Đúng là đặc biệt, mùi lá dứa thơm lừng, nước dừa mát lạnh.
Mát là lúc uống. Uống xong lại nghe nóng. Ngạc nhiên chưa?
Các bạn có biết tại sao hông? Nóng là nóng ruột khi trả tiền đó! Trái dừa dứa bé tí (nhỏ hơn dừa thường) mà giá tới 30.000 đ/trái (gấp 5 đến 6 lần dừa thường. Nghe nói là mua ở vườn thì cỡ 150.000 đ một chục, mình uống ở quán nên mắc, nhưng cho dù giá sỉ là 150.000 một chục thì cũng quá mắc so với dừa Xiêm).
Mặc dù Bến Tre là xứ dừa, nhưng loại dừa sáp đặc biệt này lại không hề có ở Bến Tre, mà lại là đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh! Và ở Trà Vinh, chỉ tại huyện Cầu Kè mới trồng được dừa sáp. Ác hiểm hơn nữa, trên cùng một cây dừa sáp thì có trái là dừa sáp, có trái không phải. Chính vì quá quý hiếm như vậy, cho nên giá một trái dừa sáp nghe rất là nóng ruột: khoảng trên 200.000 đ một trái! (tức là gấp 7 lần cái trái dừa dứa nóng ruột ta đã nói trên kia!). Gọi là dừa sáp vì trái dừa này rất ít nước, phần cơm dừa nhiều, mềm và dẻo hơn dừa thường. 
Với đặc điểm này (dẻo như sáp, gần như không có nước và giá quá mắc), hầu như ta không có khái niệm uống nước dừa sáp, kiểu như uống nước dừa tươi. Cách thưởng thức món dừa sáp Trà Vinh hợp lý nhất là uống sinh tố dừa sáp: một vài miếng cơm dừa sáp (vài miếng thôi chớ không phải nguyên trái đâu nghen!), một ít sữa, một ít thạch, đậu phộng... trong ly nước đá bào. 
Ly sinh tố dừa sáp, chưa bỏ đá. Ảnh: Phạm Hoài Nhân Uống như vầy bạn cũng có dịp thưởng thức hương vị đặc biệt của dừa sáp, mà không phải nóng ruột vì phải trả quá nhiều tiền. Thơm, ngọt, béo và... lạ. Bạn không thể đi đâu khác để thưởng thức món dừa sáp Trà Vinh này, vậy thì có dịp đến Trà Vinh hãy nhớ đến dừa sáp nhé bạn! À, còn chuyện này nữa. Nếu bạn thấy thú vị và lạ với trái dừa sáp này, muốn mua một trái về làm quà và giới thiệu với người thân thì có thể thêm một chuyện uống nước dừa mà nóng nữa đó! Đó là khi đã trả hơn 2 trăm ngàn để đem trái dừa dứa về nhà rồi, khi bổ ra thì nó lại... y chang trái dừa thường, chả có sáp gì cả. Lúc đó, bạn sẽ nóng mặt chửi thề! Nhưng đừng trách người bán bạn ơi, vì cho đến giờ vẫn chưa ai bảo đảm xác định được chính xác 100% trái dừa đó có phải dừa sáp không, dù rằng nó được hái từ cây dừa sáp! |
đăng 04:36 28 thg 7, 2013 bởi Pham Hoai Nhan
Hai Ẩu tuy ẩu nhưng làm việc gì thường cũng ráng tìm hiểu cho cặn kẽ. Tỷ như thường đi tham quan các ngôi chùa, thiền viện, tịnh xá... Hai Ẩu thấy đa số các tịnh xá đều có tên bắt đầu bằng chữ Ngọc, như tịnh xá Ngọc Phương (Gò Vấp), tịnh xá Ngọc Uyển (Biên Hòa), tịnh xá Ngọc Hải (Long Hải)... thì tìm đọc để hiểu tại sao. Hai Ẩu tìm hiểu được và lên lớp, giải thích cho chú em Ba Trợn của mình như thế này:
Ngôi chùa của hệ phái Khất sĩ được Tổ sư Minh Đăng Quang gọi là tịnh xá, tức là nơi trú xứ an tịnh, trong sạch.
Danh hiệu của ngôi tịnh xá đều có chữ Ngọc đứng trước. Ý của vị Tổ sư muốn khuyên dạy đệ tử luôn tinh tấn tu học để có được phẩm chất quý như ngọc, hiển lộ được ngọc trong tâm mình. Sau chữ Ngọc là một chữ có liên hệ đến địa phương nơi tịnh xá tọa lạc. Ví dụ: Tịnh xá Ngọc Châu (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), tịnh xá Ngọc Vinh (thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), tịnh xá Ngọc Trang (TP. Nha Trang), tịnh xá Ngọc Nhơn (TP. Quy Nhơn), tịnh xá Ngọc Ban (TP. Buôn Ma Thuột)… Cũng có nhiều tịnh xá không đặt tên như vậy, như: Pháp viện Minh Đăng Quang, tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Lộc Uyển, tịnh xá Kỳ Hoàn (TP. Hồ Chí Minh); tịnh xá Kỳ Viên (An Giang), v.v… 
Tịnh xá Ngọc Hải - Long Hải Hai Ẩu giảng giải xong, hỏi Ba Trợn: - Chú mày muốn viếng thăm tịnh xá nào?
Không biết nãy giờ có nghe, có hiểu gì không, chỉ thấy Ba Trợn hấp háy mắt và cười he he như dê kêu: - He he, em muốn tu ở tịnh xá Ngọc Quyên để bảo vệ môi trường, tu ở tịnh xá Ngọc Trinh để cạp đất mà ăn!...
|
|